Thứ Năm, 9 tháng 7, 2009

So sánhTương Tư (Phần 1) và Việt Bắc (Khổ 5)

Câu III.b. Theo chương trình nâng cao (5,0 điểm) ĐH 2009 Khối C
Cảm nhận của anh/chị về 2 đoạn thơ sau:
Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông,
Một người chín nhớ mười mong một người.
Gió mưa là bệnh của giời,
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng.
(Tương tư - Nguyễn Bính, Ngữ văn 11 nâng cao, tập 2, NXB Giáo dục, 2007, tr. 55)
Nhớ gì như nhớ người yêu,
Trăng lên đầu núi nắng chiều lưng nương
Nhớ từng bản khói cùng sương,
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.
(Việt Bắc - Tố Hữu, Ngữ văn 12 nâng cao, tập 1, NXB Giáo dục, 2008, tr. 84)
- Tình yêu và nỗi nhớ là cảm hứng muôn đời của thi ca. Nhưng ở mỗi nhà thơ, mỗi thời lại mang những cảm xúc riêng, cách thể hiện riêng…Nguyễn Bính và Tố hữu đã có những vần thơ viết về nỗi nhớ và tình yêu đi vào long người.
- Nguyễn Bính là nhà thơ của phong trào thơ mới, với một cái Tôi cá nhân rạo rực tha thiết đã viết về giây phút tương tư của con người chân thực, đắm đuối, riêng tư…
- Tố Hữu, nhà thơ chiến sĩ đã lồng tình cảm cách mạng vào tình yêu đôi lứa, gắn kết giữa tình cảm riêng tư với tình yêu con người và thiên nhiên Việt Bắc…
- Nỗi nhớ trong Tương Tư là nỗi nhớ cháy bỏng nhưng đơn phương của chàng trai thon Đoài với cô gái thôn Đông, nỗi nhớ tràn ngập không gian, ngày càng tha thiết, mãnh liệt: nhớ, mong, tương tư, yêu và cuối cùng trở thành một căn bệnh tương tư
- Nỗi nhớ trong Việt Bắc là nỗi hoài niệm của người cán bộ cách mạng khi phải chia tay với thiên nhiên và con người Việt Bắc, nỗi nhớ cũng giăng mắc khắp không gian, lung linh những kỉ niệm, nhưng nỗi nhớ không chỉ dành riêng cho một đối tương riêng tư mà trở thành tiếng lòng chung của tất cả những người cách mạng với Việt Bắc…
- Về nghệ thuật: Cả hai tác giả đều sử dụng thể thơ dân tộc lục bát tạo nên giọng điệu tha thiết ngọt ngào, sâu lắng. Hình ảnh thơ quen thuộc, gần gũi với cảnh sắc thiên nhiên đất nước, sử dụng nhiều thành ngữ, lối ví von quen thuộc của dân gian, phép điệp ngữ…
Nhóm giáo viên môn Văn trường THPT Chu Văn An - Hà Nội

Thứ Năm, 25 tháng 6, 2009

Vĩnh biệt Cửu trùng đài

VĨNH BIỆT CỬU TRÙNG ĐÀI (Nguyễn Huy Tưởng)

I. Tìm hiểu chung
- Nguyễn Huy Tưởng (1912-1960) quê ở Đông Anh, Hà Nội. thành công ở thể loại tiểu thuyết và kịch, thiên về đề tài lịch sử
- Các tác phẩm chính Vũ Như Tô (1941), Bắc Sơn (1946), tiểu thuyết: Đêm hội Long Trì (1942) Sống mãi với Thủ đô (1961); Truyện thiếu nhi: Lá cờ thêu sáu chữ vàng....
- Ông được nhận Giải thưởng HCM về văn học và nghệ thuật 1996
- Vũ Như Tô là kịch lịch sử 5 hồi viết về một sự kiện xảy ra ở Thăng Long khoảng 1516-1517.
- Tóm tắt vở kịch ( SGK) :Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài trích hồi V của vở kịch.
- Tóm tắt đoạn trích: Biết tin có binh biến, ĐT khuyên VNT đi trốn nhưng VNT không nghe vì tự tin mình “quang minh chính đại”, ‘không làm gì nên tội” và hi vọng ở chủ tướng An Hòa Hầu. Tình hình càng lúc càng nguy kịch: Lê Tương Dực bị giết, đại thần, hoàng hậu, cung nữ cũng bị vạ lây, ĐT bị bắt...Kinh thành điên đảo. Khi quân khởi loạn đốt CTĐ thành tro, VHT mới tỉnh ngộ. Ông trơ trọi, đau đớn vĩnh biệt CTĐ rồi bình thản bước ra pháp trường.
II. Đọc - hiểu

1. Các mâu thuẫn cơ bản của vở kịch trong hồi V
a. Mâu thuẫn giữa đời sống xa hoa trụy lạc của bọn tham quan bạo chúa với đời sống của thường dân
- Lê Tương Dực bị giết, gian thần Nguyễn Vũ chết trong một trò hề nhạt nhẽo, hoàng hậu và đám cung nữ bị nhục mạ bắt bớ. Dân chúng reo hò, nhiếc móc, đốt phá -> Uy quyền của của bạo chúa tan tành theo tro bụi Cửu Trùng Đài. Đây đúng là dân nổi can qua, vua quan thất thế. tuy nhiên cuộc nổi dậy ấy không thể mang lại những gì tốt đẹp cho họ bởi giang sơn sẽ lại rơi vào tay những kẻ cầm đầu (phe cánh Trịnh Duy Sản)
b. Mâu thuẫn giữa niềm khát khao hiến dâng tất cả cho nghệ thuật của người nghệ sĩ đắm chìm trong mơ mộng với lợi ích trực tiếp và thiết thực của người dân
- Nguyên nhân sâu xa của bi kịch: người nghệ sĩ thiên tài không có điều kiện sáng tạo vì thế khi biết rằng có thể mượn tay của bạo chúa LTD mà thực hiện hoài bão thì anh ta sẵn sàng bất chấp tất cả kể cả công sức và tiền bạc của nhân dân, bằng mồ hôi, xương máu của những người thợ. Chính đầu đó đẩy VNT đến vị thế đối nghịch với lợi ích trực tiếp của nhân dân (ct4), VNT trở thành kẻ thù của dân!
- Cuối vở kịch người ta không chỉ nguyền rủa tác giả CTĐ mà còn đốt phá CTĐ và trừng phạt tác giả của nó. đỉnh điểm của xung đột. Nếu trong những hồi đầu nó chỉ là mâu thuẫn tiềm ẩn , mờ nhật sau >< thứ nhất thì bây giờ nó hòa nhập làm một với >< thứ nhất. Thậm chí người dân không mấy quan tâm đến việc trả thù bạo chúa LTD mà chỉ chăm chăm truy diệt phanh thây VNT và người cung nữ “đồng bệnh” với ông là Đan Thiềm.

2. Tính cách và diễn biến tâm trạng của các nhân vật chính

a. Vũ Như TôKhái niệm bi kịch: ước mơ chính đáng cao đẹp tương phản với hiện thực phũ phàng
Bi kịch Vũ Như Tô là bi kịch của người nghệ sĩ có tài và có hoài bão lớn, nhưng không giải quyết được những mối quan hệ phức tạp giữa nghệ thuật và đời sống, đặc biệt là không giải quyết được thực sự đúng đắn vấn đề sáng tạo nghệ thuật cho ai và để làm gì:
- Vũ Như Tô muốn xây một công trình kiến trúc vĩ đại, tuyệt mĩ, tô điểm cho non sông và mục đích đó là hết sức cao đẹp, xuất phát từ thiên chức của người nghệ sĩ, từ lòng yêu nước và tinh thần dân tộc.
- Nhưng trên thực tế, Cửu Trùng Đài xây trên tiền của, mồ hôi, xương máu của nhân dân và nếu được hoàn thành, nó cũng chỉ là nơi ăn chơi sa đọa của vua chúa. Vũ Như Tô đã sai lầm khi lợi dụng quyền lực của bạo chúa để thực hiện khát vọng nghệ thuật của mình, chỉ đứng trên lập trường nghệ sĩ nên trở thành kẻ đối nghịch với nhân dân.
- Chính vì vậy, nhân dân căm hận bạo chúa, đồng thời cũng oán trách, nguyền rủa người
kiến trúc sư và cuối cùng đã giết chết cả Lê Tương Dực lẫn Vũ Như Tô, đốt cháy Cửu trùng Đài
- Tính cách VNT là tính cách của người nghệ sĩ tài ba, hiện thân cho niềm khát khao và đam
mê sáng tạo cái đẹp. Vì thế đi tận cùng niềm đam mê khao khát ấy VNT phải đối mặt với bi kịch đau đớn của đời mình, ông trở thành kẻ thù của dân, của những nguời thợ mà không hay biết
- VNT được đặt trong tình thế trăn trở tìm kiếm câu trả lời: xây CTĐ là đúng hay sai? Có công hay có tội? Nhưng VNT không thể trả lời vì ông chỉ đứng trên lập trường của người nghệ sĩ mà không đứng trên lập trường của nhân dân, đứng trên lập trường cái đẹp mà không đứng trên lập trường cái thiện. Hành động của ông không hướng đến sự hòa giải mà thách thức và chấp nhận sự hủy diệt. VNT tranh tinh xảo với hóa công giờ lại bướng bỉnh tranh phải-trái với số phận và với cuộc đời (Ta xây CTĐ có phải đâu để hại nước?...)

b. Đan Thiềm- Đam mê cái tài- tài sáng tạo nên cái đẹp. “Bệnh Đan Thiềm” là bệnh mê đắm người tài hoa là bệnh của kẻ “biệt nhỡn liên tài”(NT). Đan Thiềm có thể quên mình để khích lệ bảo vệ cái Tài nhưng nàng luôn tỉnh táo sáng suốt vì nàng hiểu người hiểu đời hơn, thức thời hơn, mềm mại và dễ thích ứng với hoàn cảnh hơn VNT. Hai lần khuyên nhủ VNT đều rất sáng suốt nhưng lần thứ nhất lời khuyên có hiệu lực, lần hai thì không cvà bi kịch của ĐT gắn với thất bại này, nàng đau xót và tiếc thay cho VNT
 Cuối cùng cả VNT và ĐT đều lâm vào trạng thái khủng hoảng với nỗi đau chung: sự vỡ mộng thê thảm nhưng diễn biến tâm trạng khác nhau
- ĐT đau đớn nhận ra thất bại của giấc mộng xây CTĐ nhưng nhạy bén kịp thời hơn VNT. Tâm trí nàng không hướng vào sự thành bại của việc xây CTĐ mà hướng vào sự sống còn của VNT, nàng khẩn khoản khuyên VNT đi trốn và hốt hoảng đau đớn tột cùng khi lời khuyên vô hiệu, thậm chí xin nhận tội để xin tha mạng cho VNT vì “ông ấy là một người tài” nhưng cũng không được, ĐT đành buông lời vĩnh biệt tất cả “Đài lớn tan tành! Ông Cả ơi! xin cùng ông vĩnh biệt!”, Đó là lời vĩnh biệt mãi mãi CTĐ, vĩnh biệt “giấc mộng lớn” trong máu và nước mắt
- VNT trái lại vẫn không thể thoát khỏi trạng thái mơ màng ảo vọng. Ông không tin việc làm của mình là tội ác, không tin sự quang minh chính đại của mình bị rẻ rúng, nghi ngờ. Sự vỡ mộng ấy vì thế đau đớn, kinh hoàng gấp bội so với ĐT. Nỗi đau ấy bộc lộ thành tiếng kêu bi thiết não nùng khắc khoải tạo âm hưởng chung cho cả vở kịch “Ôi mộng lớn! Ôi Đan Thiềm! Ôi CTĐ!”-> nỗi đau như hòa nhập làm một thành nỗi đau bi tráng tột cùng
c. Thái độ của tác giả- Trân trọng cái tài, khâm phục cái hoài bão của VNT, tuy nhiên không thể là ngợi ca một chiều. Ông nhận ra VNT chỉ là người tài chưa phải bậc hiền tài, cái đẹp VNT tạo ra là tuyệt mĩ chứ không tuyệt thiện. Chân lí thuộc về VNT một nửa còn một nửa thuộc về đời sống dân chúng .
- Thương cảm cho bi kịch của người nghệ sĩ có tài, có tâm, đam mê nghệ thuật, khao khát sáng tạo, sẵn sàng hy sinh tất cả cho cái đẹp, nhưng xa rời thực tế mà phải trả giá đắt bằng sinh mệnh và cả công trình nghệ thuật của mình.sàng hy sinh tất cả cho cái đẹp, nhưng xa rời thực tế mà phải trả giá đắt bằng sinh mệnh và cả công trình nghệ thuật của mình.
3. Ý nghĩa của mâu thuẫn giữa quan niệm nghệ thuật và lợi ích của nhân dân- CTĐ bị đốt, VNT và ĐT bị giết , cái đẹp và cái thiện không thể điều hòa, chung sống, mâu thuẫn này chỉ được giải quyết khi đời sống tinh thần của nhân dân, nhu cầu về cái đẹp được nâng cao, cần có sự giác ngộ của cả nghệ sĩ và nhân dân.
- Không có cái đẹp tách rời cái chân, cái thiện. Tác phẩm nghệ thuật không thể chỉ mang cái đẹp thuần túy, mà phải có mục đích phục vụ nhân dân. Người nghệ sĩ phải có hoài bão lớn, có khát vọng sáng tạo những công trình vĩ đại cho muôn đời, nhưng cũng phải biết xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa khát vọng đó với điều kiện thực tế của cuộc sống, với đòi hỏi,của muôn dân.
- Xã hội phải biết tạo điều kiện sáng tạo cho các tài năng, vun đắp tài năng, quý trọng nâng niu những sản phẩm nghệ thuật đích thực.

4. Nghệ thuật- Nhịp điệu lời nói, hành động của các nhân vật khẩn trương, ngôn ngữ có tính tổng hợp ( kể, miêu tả, bộc lộ) và tính hành động cao, lời chỉ dẫn sân khấu hàm súc-> tái hiện không gian bạo lực kinh hoàng:LTD bị giết hoàng hậu nhảy vào lửa (qua lời kể của Lê Trung Mại), Nguyễn Vũ tự vẫn (trên sân khấu)Đan Thiềm suýt bị bọn nội giám thắt cổ, VNT ra pháp trường, tiếng chửi rủa, la hét, máu, nước mắt...-. tất cả sôi sục
- Tác giả khai thác vận dụng sử liệu phù hợp với bi kịch, tạo được cái bi tráng của lịch sử
- Những chú thích nghệ thuật để tạo dựng tình huống, bối cảnh diễn xuất

5. Kết luận
Qua bi kịch của nhân vật Vũ Như Tô, Nguyễn Huy Tưởng gợi những suy tư sâu sắc về mối quan hệ giữa người nghệ sĩ với hoạt động sáng tạo nghệ thuật và hiện thực đời sống của nhân dân

Tác gia Nam Cao

NAM CAO
I. Tìm hiểu chung

1. Tiểu sử- Nam Cao (1917-1951), tên khai sinh Trần Hữu Tri . Quê làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang nay thuộc xã Hòa Hậu, huyện Lí Nhân, tỉnh Hà Nam
- Học hết Thành Chung, Nam Cao vào Sài Gòn, sau đó về quê; lên Hà Nội dạy Tư thục. 1943 tham gia nhóm Văn hóa cứu quốc. 1945 tham gia Tổng khởi nghĩa ở Hà Nam. 1946 đi Nam tiến. Sau đó lên chiến khu Việt Bắc làm công tác văn nghệ ở Trung ương.1950 tham gia chiến dịch Biên giới. Tháng 11-1951 hi sinh trên đường công tác vào Liên khu III
- Nam Cao được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về VHNT năm 1996
2. Con người
- Đời sống nội tâm phong phú, sôi sục, có khi căng thẳng.
- Luôn nghiêm khắc đấu tranh với bản thân để thoát khỏi lối sống tầm thường, nhỏ nhen.
- Có tấm lòng đôn hậu, chan chứa yêu thương, gắn bó sâu nặng, giàu ân tình với quê hương và những người nghèo khổ.
- Luôn suy tư, khái quát những triết lí sống sâu sắc→ Chọn con đường nghệ thuật hiện thực “vị nhân sinh”

II. Sự nghiệp văn học
1. Quan điểm nghệ thuật
a. Quan điểm về nghề văn
- Phê phán thứ văn chương thi vị hóa cuộc sống đen tối, bất công.
- Nghề văn là nghề cao quí, nhà văn phải có lương tâm.
- Tư tưởng nhân đạo sâu sắc là yêu cầu tất yếu của một tác phẩm văn chương chân chính
→ Cuộc sống phải đặt lên trên văn chương, nghệ thuật phải gắn với đời sống, nhìn thẳng, lên tiếng vì sự cùng quẫn của nhân dân lao khổ.
- Bản chất của văn chương là sự tìm tòi sáng tạo, không chấp nhận sự rập khuôn, dễ dãi, cẩu thả → người cầm bút phải có nhân cách, lương tâm.
b. Quan điểm văn học hiện thực chủ nghĩa
+ Phản ánh chân thật cuộc sống trên lập trường nhân đạo ( nghệ thuật phải là “tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than >< “ Ánh trăng lừa dối” ”- Đời thừa)
+ Không chỉ mô tả cuộc sống mà còn phải phân tích, giải thích cuộc sống theo qui luật hoàn cảnh quyết định tâm lí tính cách con người.
+ Nhà văn phải nhìn người bằng đôi mắt của tình thương, sự cảm phục và tin tưởng.
+ Coi trọng vai trò chủ thể sáng tác .
2. Các đề tài chính của Nam Cao
2.1 Trước CMT8
a. Đề tài người trí thức nghèo
- Miêu tả tấn bi kịch của người trí thức nghèo :Ý thức sâu sắc giá trị sự sống và nhân phẩm, có tài năng, tâm huyết, hoài bãobị gánh năng áo cơm gì sát đất trong xã hội cũ. → Rơi vào tình trạng đời thừa, sống mòn.
 Phê phán xã hội ngột ngạt, phi nhân đạo bóp nghẹt sự sống, tàn phá tâm hồn con người; khao khát một cuộc sống có ích, có ý nghĩa, xứng đáng là con người.
- Tác phẩm: Trăng sáng, Đời thừa, Sống mòn…
b. Đề tài người nông dân nghèo
- Am hiểu và cảm thông, bênh vực những người nông dân nghèo khổ bị chà đạp, chết khi đang sống.
- Lên án tố cáo xã hội đã đẩy con người tới bước đường cùng
- Chú ý tới người thấp cổ bé họng, số phận bi thảm, nghèo đói, cùng đường.
→ Phát hiện và khẳng định bản chất lương thiện, đẹp đẽ của họ.
→ Dựng lên bức tranh nông thôn việt Nam trước cách mạng tháng Tám nghèo đói, xơ xác.
Nam Cao có những khám phá mới mẻ, chiều sâu tư tưởng
- Tác phẩm: Chí Phèo, Lão Hạc, Dì Hảo, Lang rận…
==> Giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc
2.2. Sau cách mạng tháng tám: viết về người trí thức theo cách mạng, phản ảnh hiện thực kháng chiến chống Pháp với quan niệm “sống rồi hãy viết”.
- Tác phẩm: Đôi mắt, Nhật kí ở rừng

3. Những đặc điểm về nghệ thuật viết truyện.- Đi sâu vào khám phá thế giới tinh thần của con người. Sở trường miêu tả, phân tích tâm lí nhân vật, đi sâu vào những diễn biến phức tạp trong nội tâm con người.
- Ngôn ngữ: đối thoại, độc thoại chân thật, sinh động  Luôn thay đổi giọng điệu. Cách kể chuyện, kết cấu linh hoạt không theo trật tự thời gian, không gian → Kiểu kết cấu tâm lí.
- Lối viết chân thực, có tầm khái quát cao, giàu màu sắc triết lí.
- Xây dựng nhân vật điển hình, sống động với giọng điệu riêng: buồn thương chua chát, dửng dưng lạnh lùng nhưng đầy thương cảm, đằm thắm yêu thương.

 Đóng góp lớn trong việc cách tân nền văn xuôi Việt Nam theo hướng hiện đại hóa.
III. Kết luận - Ông có nhiều đóng góp cho việc hoàn thiện truyện ngắn và tiểu thuyết Việt Nam trên quá trình hiện đại hóa văn học nửa đầu TK XX. Với tinh thần “nghệ thuật vị nhân sinh”
- NC đã để lại nhiều kiệt tác với những tìm tòi sáng tạo. Các tác phẩm của NC thấm đượm tư tưởng nhân đạo và có giá trị hiện thực sâu sắc.Nam Cao là tấm gương sáng cho các thế hệ nhà văn Việt Nam.