Thứ Năm, 9 tháng 7, 2009

So sánhTương Tư (Phần 1) và Việt Bắc (Khổ 5)

Câu III.b. Theo chương trình nâng cao (5,0 điểm) ĐH 2009 Khối C
Cảm nhận của anh/chị về 2 đoạn thơ sau:
Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông,
Một người chín nhớ mười mong một người.
Gió mưa là bệnh của giời,
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng.
(Tương tư - Nguyễn Bính, Ngữ văn 11 nâng cao, tập 2, NXB Giáo dục, 2007, tr. 55)
Nhớ gì như nhớ người yêu,
Trăng lên đầu núi nắng chiều lưng nương
Nhớ từng bản khói cùng sương,
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.
(Việt Bắc - Tố Hữu, Ngữ văn 12 nâng cao, tập 1, NXB Giáo dục, 2008, tr. 84)
- Tình yêu và nỗi nhớ là cảm hứng muôn đời của thi ca. Nhưng ở mỗi nhà thơ, mỗi thời lại mang những cảm xúc riêng, cách thể hiện riêng…Nguyễn Bính và Tố hữu đã có những vần thơ viết về nỗi nhớ và tình yêu đi vào long người.
- Nguyễn Bính là nhà thơ của phong trào thơ mới, với một cái Tôi cá nhân rạo rực tha thiết đã viết về giây phút tương tư của con người chân thực, đắm đuối, riêng tư…
- Tố Hữu, nhà thơ chiến sĩ đã lồng tình cảm cách mạng vào tình yêu đôi lứa, gắn kết giữa tình cảm riêng tư với tình yêu con người và thiên nhiên Việt Bắc…
- Nỗi nhớ trong Tương Tư là nỗi nhớ cháy bỏng nhưng đơn phương của chàng trai thon Đoài với cô gái thôn Đông, nỗi nhớ tràn ngập không gian, ngày càng tha thiết, mãnh liệt: nhớ, mong, tương tư, yêu và cuối cùng trở thành một căn bệnh tương tư
- Nỗi nhớ trong Việt Bắc là nỗi hoài niệm của người cán bộ cách mạng khi phải chia tay với thiên nhiên và con người Việt Bắc, nỗi nhớ cũng giăng mắc khắp không gian, lung linh những kỉ niệm, nhưng nỗi nhớ không chỉ dành riêng cho một đối tương riêng tư mà trở thành tiếng lòng chung của tất cả những người cách mạng với Việt Bắc…
- Về nghệ thuật: Cả hai tác giả đều sử dụng thể thơ dân tộc lục bát tạo nên giọng điệu tha thiết ngọt ngào, sâu lắng. Hình ảnh thơ quen thuộc, gần gũi với cảnh sắc thiên nhiên đất nước, sử dụng nhiều thành ngữ, lối ví von quen thuộc của dân gian, phép điệp ngữ…
Nhóm giáo viên môn Văn trường THPT Chu Văn An - Hà Nội