Thứ Năm, 25 tháng 6, 2009

Tác gia Nam Cao

NAM CAO
I. Tìm hiểu chung

1. Tiểu sử- Nam Cao (1917-1951), tên khai sinh Trần Hữu Tri . Quê làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang nay thuộc xã Hòa Hậu, huyện Lí Nhân, tỉnh Hà Nam
- Học hết Thành Chung, Nam Cao vào Sài Gòn, sau đó về quê; lên Hà Nội dạy Tư thục. 1943 tham gia nhóm Văn hóa cứu quốc. 1945 tham gia Tổng khởi nghĩa ở Hà Nam. 1946 đi Nam tiến. Sau đó lên chiến khu Việt Bắc làm công tác văn nghệ ở Trung ương.1950 tham gia chiến dịch Biên giới. Tháng 11-1951 hi sinh trên đường công tác vào Liên khu III
- Nam Cao được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về VHNT năm 1996
2. Con người
- Đời sống nội tâm phong phú, sôi sục, có khi căng thẳng.
- Luôn nghiêm khắc đấu tranh với bản thân để thoát khỏi lối sống tầm thường, nhỏ nhen.
- Có tấm lòng đôn hậu, chan chứa yêu thương, gắn bó sâu nặng, giàu ân tình với quê hương và những người nghèo khổ.
- Luôn suy tư, khái quát những triết lí sống sâu sắc→ Chọn con đường nghệ thuật hiện thực “vị nhân sinh”

II. Sự nghiệp văn học
1. Quan điểm nghệ thuật
a. Quan điểm về nghề văn
- Phê phán thứ văn chương thi vị hóa cuộc sống đen tối, bất công.
- Nghề văn là nghề cao quí, nhà văn phải có lương tâm.
- Tư tưởng nhân đạo sâu sắc là yêu cầu tất yếu của một tác phẩm văn chương chân chính
→ Cuộc sống phải đặt lên trên văn chương, nghệ thuật phải gắn với đời sống, nhìn thẳng, lên tiếng vì sự cùng quẫn của nhân dân lao khổ.
- Bản chất của văn chương là sự tìm tòi sáng tạo, không chấp nhận sự rập khuôn, dễ dãi, cẩu thả → người cầm bút phải có nhân cách, lương tâm.
b. Quan điểm văn học hiện thực chủ nghĩa
+ Phản ánh chân thật cuộc sống trên lập trường nhân đạo ( nghệ thuật phải là “tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than >< “ Ánh trăng lừa dối” ”- Đời thừa)
+ Không chỉ mô tả cuộc sống mà còn phải phân tích, giải thích cuộc sống theo qui luật hoàn cảnh quyết định tâm lí tính cách con người.
+ Nhà văn phải nhìn người bằng đôi mắt của tình thương, sự cảm phục và tin tưởng.
+ Coi trọng vai trò chủ thể sáng tác .
2. Các đề tài chính của Nam Cao
2.1 Trước CMT8
a. Đề tài người trí thức nghèo
- Miêu tả tấn bi kịch của người trí thức nghèo :Ý thức sâu sắc giá trị sự sống và nhân phẩm, có tài năng, tâm huyết, hoài bãobị gánh năng áo cơm gì sát đất trong xã hội cũ. → Rơi vào tình trạng đời thừa, sống mòn.
 Phê phán xã hội ngột ngạt, phi nhân đạo bóp nghẹt sự sống, tàn phá tâm hồn con người; khao khát một cuộc sống có ích, có ý nghĩa, xứng đáng là con người.
- Tác phẩm: Trăng sáng, Đời thừa, Sống mòn…
b. Đề tài người nông dân nghèo
- Am hiểu và cảm thông, bênh vực những người nông dân nghèo khổ bị chà đạp, chết khi đang sống.
- Lên án tố cáo xã hội đã đẩy con người tới bước đường cùng
- Chú ý tới người thấp cổ bé họng, số phận bi thảm, nghèo đói, cùng đường.
→ Phát hiện và khẳng định bản chất lương thiện, đẹp đẽ của họ.
→ Dựng lên bức tranh nông thôn việt Nam trước cách mạng tháng Tám nghèo đói, xơ xác.
Nam Cao có những khám phá mới mẻ, chiều sâu tư tưởng
- Tác phẩm: Chí Phèo, Lão Hạc, Dì Hảo, Lang rận…
==> Giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc
2.2. Sau cách mạng tháng tám: viết về người trí thức theo cách mạng, phản ảnh hiện thực kháng chiến chống Pháp với quan niệm “sống rồi hãy viết”.
- Tác phẩm: Đôi mắt, Nhật kí ở rừng

3. Những đặc điểm về nghệ thuật viết truyện.- Đi sâu vào khám phá thế giới tinh thần của con người. Sở trường miêu tả, phân tích tâm lí nhân vật, đi sâu vào những diễn biến phức tạp trong nội tâm con người.
- Ngôn ngữ: đối thoại, độc thoại chân thật, sinh động  Luôn thay đổi giọng điệu. Cách kể chuyện, kết cấu linh hoạt không theo trật tự thời gian, không gian → Kiểu kết cấu tâm lí.
- Lối viết chân thực, có tầm khái quát cao, giàu màu sắc triết lí.
- Xây dựng nhân vật điển hình, sống động với giọng điệu riêng: buồn thương chua chát, dửng dưng lạnh lùng nhưng đầy thương cảm, đằm thắm yêu thương.

 Đóng góp lớn trong việc cách tân nền văn xuôi Việt Nam theo hướng hiện đại hóa.
III. Kết luận - Ông có nhiều đóng góp cho việc hoàn thiện truyện ngắn và tiểu thuyết Việt Nam trên quá trình hiện đại hóa văn học nửa đầu TK XX. Với tinh thần “nghệ thuật vị nhân sinh”
- NC đã để lại nhiều kiệt tác với những tìm tòi sáng tạo. Các tác phẩm của NC thấm đượm tư tưởng nhân đạo và có giá trị hiện thực sâu sắc.Nam Cao là tấm gương sáng cho các thế hệ nhà văn Việt Nam.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét