Thứ Năm, 25 tháng 6, 2009

Tràng Giang (Huy Cận)

1.Tác giả:Huy Cận (1919-2005)-Là nhà thơ lãng mạn nhưng sớm đi theo cách mạng và cống hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước
-Trước CM là nhà thơ nổi tiếng của phong trào thơ mới với tập “Lửa thiêng” ( in 1940 )
Sau CM, là nhà thơ thành công trong cảm hứng sáng tạo dồi dào về quê hương đát nước với các tập thơ: Trời mỗi ngày lại sáng, đát nở hoa, bài ca cuộc đời.
- Thơ Huy Cận giàu chất suy tưởng và triết lý, chịu ảnh hưởng của văn học Pháp.
->Huy Cận vừa là nhà thơ lớn vừa là nhà hoạt động văn hoá xã hội có uy tín
2.Tác phẩm:Trích trong tập“ Lửa thiêng”, là một trong những bài thơ tiêu biểu và nổi tiếng nhất của HC trước CM. 8 , viết trong tâm trạng buồn.
+Hoàn cảnh ra đời: Một buổi chiều thu năm 1939, tứ thơ Tràng giang đã hình thành khi Huy Cận đứng ở bờ nam bến Chèm nhìn ngắm cảnh sông Hồng mênh mông sóng nước, bốn bề bao la, vắng lặng và nghĩ vềkiếp người nổi trôi.Bài thơ được hoàn thành sau 13 lần sửa bản thảo.
3.Chủ đề: nỗi buồn cô quạnh của nhà thơ thụởtước một dòng sông mênh moong, xa vắng ==> lòng yêu nước thầm kín, tâm hồn nhạy cảm trước thiên nhiên và niềm khát khao giao cảm với đời
4.Nhan đề và lời đề từ
+Tràng giang: sông dài->cách diễn đạt mới, kết hợp với việc láy vần “ang” tạo âm hưởng vang xa
+Lời đề từ: Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài
- Chủ thể là con người: bâng khuâng và nhớ là động thái của chủ thể, con người bâng khuâng và nhớ nhung trước trời rộng sông dài
- Chủ thể là tạo vật : trời rộng bâng khuâng nhớ sông dài
Cảm xúc bâng khuâng, nhớ trước khung cảnh thiên nhiên rộng lớn(trời rộng, sông dài)nỗi buồn phảng phất được gợi lên bởi sự xa cách, chia li giữa trời và sông
-> Lời đề từ có sự giao thoa cả hai nghĩa ấy. Nó làm cho không chỉ chủ thể nhớ nhung mà sông núi đất trời cũng bâng khuâng nhung nhớ. tâm trạng nhà thơ là niềm cảm thông, nỗi buồn sầu với nỗi buồn sông núi

II.Đọc hiểu văn bản
1)Khổ1:“Sóng gợn … điệp điệp
…………………………………
Củi một … mấy dòng”
- Không gian sông nước mênh mông:
+Sóng gợn tràng giang
+Nước....trăm ngả
+Lạc mấy dòng
==> gieo vần bằng. Âm “ang”, hình ảnh nhân hóa,Điệp từ hình ảnh sông nước mênh mang . Bề rộng với hình ảnh những vòng sóng liên tiếp nối tiếp nhau xô đuổi nhau điệp điệp loang xa như đến tận chân trời. Chiều dài với hình ảnh con thuyền thả mình buông xuôi theo những luồng nước song song.

- Hình ảnh cõi nhân thế
+Con thuyền xuôi mái: buông trôi theo dòng nước->gợi sự trôi nổi
+Thuyền về nước lại: vận động ngược chiều nhau->nỗi sầu chia li tan tác.
+Củi một cành khô lạc mấy dòng->sự nhỏ nhoi, lạc loài
Âm điệu nhịp nhàng, trầm buồn, con thuyền buông trôi theo dòng nước  cảnh sông nước mênh mang, hoang vắng nỗi buồn miên man không dứt và những kiếp người cơ cực, nổi trôi vô định
=>Tương quan đối lập: không gian tràng giang bao la>cảm giác cô đơn lẻ loi của con người trong trời đất

2) Khổ2 :“Lơ thơ … đìu hiu
………………………………
Sông dài… cô liêu”
- Từ ngữ gợi cảm,nghệ thuật tạo hình - Nắng xuống trời lên sâu chót vót dùng từ sáng tạo Chiều cao của đỉnh trời được chuyển hóa thành chiều sâu của vũ trụ,
-Sông dài trời rộng bến cô liêu: sông dài trời rộng của tạo vật được mở ra theo chiều sâu hút mắt của cái nhìn ngang
--> thiên nhiên hiu quạnh hoang vắng, buồn bã nỗi buồn mênh mông trải rộng cảm giác cô quạnh của con nghười trước không gian rộng lớn

3) Khổ 3 :
“Bèo dạt …nối hàng
…………………………………..
Lặng lẽ … bãi vàng”
 Chi tiết gợi cảm, điệp từ, từ phủ định cảnh vật buồn và mênh mông, chia lìa cảm giác cô quạnh, buồn bã của kiếp người vô định
 bóng dáng con người thưa thớt rồi mất hút trong sự ngự trị tuyệt đối của thiên nhiên hoang vắng lặng lẽ -> cái tôi thi sĩ không tránh khỏi cảm giác bơ vơ lạc loài sầu tủi
khát khao niềm thân mật, giao cảm với đời

4) Khổ 4 :
“Lớp lớp … núi bạc
…………………………………
Không khói.......nhớ nhà”
Hình ảnh và ý thơ cao rộng, tình tứ bức tranh thiên nhiên rộng lớn hoang vu,
Tác giả những tạo vật trong mối tương phản: mây cao núi bạc (vô hạn lớn lao), chim nghiêng cánh nhỏ (hữu hạn, nhỏ nhoi) -> cái nhỏ càng thêm nhỏ và đáng thương cái lớn càng thêm mênh mông rợn ngợp. -> Không gian vươn xa tới vô biên ở mọi chiều hướng.Vì vậy trước Tràng giang con người như choáng ngợp trước vô cùng
--> nỗi nhớ thương quê hương da diết cảu nhà thơ

Đánh giá
1. Âm điệu chung của bài thơ- Âm điệu thơ thất ngôn tuy nhiên nhịp thơ có thiên hướng trải dài (2,2,3->4,3) gợi nét mênh mang, những khoảng rộng xa
- Thanh điệu khai thác trên nền thanh điệu thơ thất ngôn (bb,tt,tbb- tt,bb,btt) và có sự hòa điệu riêng kết hợp khai thác hiệu quả âm thanh của các từ láy nguyên (điệp điệp, song song, lớp lớp, dợn dợn) kết hợp với cách tổ chức ngôn từ theo nguyên tắc song song trùng điệp (thuyền về-nước lại, nắng xuống- trời lên, sông dài-trời rộng, sâu chót vót-bến cô liêu, hàng nối hàng, bờ xanh tiếp bãi vàng) tạo sự lặp lại đều đặn, miên man, bám đuổi, gợi ra âm hưởng trôi chảy xuôi chiều. -> Tất cả tạo âm điệu mênh mang xao xuyến rong ruổi triền miên tựa như nhịp trôi chậm chạp miên man vô hình của dòng thời gian, âm điệu ấy là biểu hiện của sự cảm thông sâu xa của hồn người với thiên nhiên, sự đồng điệu tinh vi giữa hồn thi nhân và hồn tạo vật
 mang màu sắc cổ điển
2.Hình thức tổ chức lời thơ
+ Tổ chức theo phép đối ngẫu Đường thi tuy nhiên không đối chọi mà chỉ là sự tưong xứng trang trọng mở ra chiều kích vô biên của tạo vật. -> Cách tân thi pháp cổ cho phù hợp tâm kí hiện đại
+ Lời thơ: từ láy, song đối ( Vô biên lạc mộc tiêu tiêu hạ, bất tận trường giang cổn cổn lai. Đăng cao, Đỗ Phủ); cụm từ cấu trúc thành ngữ 4 tiếng ( sóng gợn tràng giang...); tạo từ theo phong cách cổ điển( bến cô liêu) lối lạ hóa (sâu chót vót)
-> Vẻ hiện đại mà vẫn đượm phong vị cổ Đường thi
3. Hình ảnh sáng tạo: củi một cành khô, chim nghiêng cánh nhỏ: hình ảnh tả thực trong thế tương phản hữu hạn-vô hạn, nhỏ nhoi-lớn lao, hữu hình -vô hình (củi một cành khô/nước sầu trăm ngả, chim nghiêng cánh nhỏ/bóng chiều sa)-> sự sinh động sắc nét của tiên nhiên tạo vật, gợi ra thân phận bơ vơ lạc loài chìm nổi vô định của những cá thể nhỏ nhoi giữ thiên nhiên mênh mông hiu quạnh. Đối diện với những cá thể ấy con người không khỏi chạnh lòng nghĩ đến thân phận mình. Nó cũng là cái cá thể bơ vơ trôi dạt trên dòng đời, trong cái vô tận của không gian , cái vô thủy vô chung của thời gian
4 Nội dung thể hiện lòng yêu nước thầm kín
Tinh thần yêu nước lúc bấy giờ phải kín đáo gửi gắm trong sinh hoạt hàng ngày Gánh nước đêm(Trần Tuấn Khải), tình yêu đôi lứa (thề non nước Tản Đà), tâm tư loài vật (Nhớ rừng , Thế Lữ), muợn xưa nói nay( Chữ người tử tù, bữa rượu máu NTuân) trong Tràng giang là nỗi buồn niềm thiết tha trước tạo vật thiên nhiên- nỗi buồn của một người dân thuộc địa trước giang sơn mất chủ quyền(nỗi buồn sông núi) đã hòa lẫn vào nỗi bơ vơ trước tạo vật vô biên hoang vắng  lòng yêu nước thầm kín.

1 nhận xét: